Hội viên nông dân vượt khó làm giàu từ mô hình may công nghiệp

Hội viên nông dân vượt khó làm giàu từ mô hình may công nghiệp  

Hội viên Ngô Thị Hà, sinh năm 1983, hội viên Hội Nông dân thôn Long Châu, xã Xuân Khê, huyện Lý Nhân; sinh ra trong một gia đình nghèo cuộc sống khó khăn không có điều kiện học tập, sau khi học xong trung học cơ sở chị Hà đã ở nhà giúp bố mẹ làm sản xuất nông nghiệp, đến năm 2008 chị xây dựng gia đình tại thôn cuộc sống gia đình chồng cũng cùng hoàn cảnh, đến năm 2010 chị vừa sản xuất nông nghiệp và học thêm nghề may, bên cạnh đó chăm sóc con nhỏ, thời gian đầu chị xin đi phụ may tại Nam Định, do gia đình khó khăn và con nhỏ bắt buộc chị phải đi muộn về sớm nên các cơ sở may họ động viên chị nghỉ để ở nhà chăm con, song với sự nỗ lực không chịu lùi bước trước khó khăn vừa làm vừa học, chị đã biết nghề, tuy nhiên do điều kiện của gia đình không thể xin đi làm tại các công ty ở xa, chị đành ở nhà và đi liên hệ nhận hàng tại các cơ sở may để mang về làm. 

Chị Hà cho biết:  “Sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn, chị hiểu khá rõ về nhu cầu việc làm của chị em trong và ngoài thôn, đa phần họ muốn có thêm thu nhập nhưng vẫn có thời gian chăm lo cho gia đình, từ suy nghĩ đó, năm 2016 chị quyết định mua 5 máy may về để hướng dẫn chị em vừa học, vừa làm”.

anh tin bai

Hiện tại cơ sở may tạo việc làm thường xuyên cho trên 20 lao động với mức thu nhập ổn định.

Thời gian đầu mua máy và vận động chị em tham gia là giai đoạn hết sức khó khăn, địa điểm đặt máy may làm ở trong nhà vừa chặt, tay nghề công nhân chưa có do đó chị xác định vừa làm, vừa dạy nghề cho lao động nông thôn đồng thời tìm hiểu thị trường may mặc. Sau một thời gian nhận hàng làm gia công, có vốn, có kinh nghiệm, có lực lượng lao động đã qua đào tạo, năm 2017, chị Hà quyết định làm xưởng may với diện tích gần 100 m2  thu hút 20 lao động làm việc. Để tạo được uy tín với khách hàng, khi thực hiện mỗi đơn hàng, chị Hà đều hướng dẫn tỉ mỉ cho từng công nhân may về yêu cầu kỹ thuật, nhờ vậy mà xưởng may của chị tạo được uy tín với khách hàng, đầu ra của sản phẩm luôn ổn định, không có hàng lỗi bị trả về. Đến nay xưởng may của chị có hơn 20 máy may công nghiệp, số vốn đầu tư gần 300 triệu đồng, trừ các chi phí thu nhập hơn 120 triệu đồng/năm. Hiện tại xưởng chị có 20 lao động làm việc ổn định với thu nhập từ  7-10 triệu đồng/người/ tháng.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, chị còn thường xuyên dạy nghề miễn phí cho lao động địa phương cần việc làm. Đồng thời, tích cực tham gia các phong trào, hoạt động của Hội.  Trong phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” hàng năm chị ủng hộ số tiền là 1,5 triệu đồng cho hộ hội viên có hoàn cảnh khó khăn.

Với tinh thần, dám nghĩ, dám làm, sự nhiệt tình tham gia các phong trào, hoạt động hội, chị luôn được tôn vinh điển hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, góp phần giữ vững xã nông thôn mới kiểu mẫu./.

             Trương Văn Khánh - Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Khê.

 

 

Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
Đăng nhập