Công văn V/v tuyên truyền Đại hội Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII.
HỘI
NÔNG DÂN VIỆT NAM
BCH HND TỈNH HÀ NAM
*
Số 34 - CV/ HNDT
“V/v tuyên
truyền Đại hội Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII.”
|
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Hà Nam, ngày 08 tháng
11 năm 2023
|
Kính
gửi:
Ban Thường vụ Hội Nông dân các huyện, thị xã, thành phố.
Đại
hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần VIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028 sẽ diễn ra từ ngày 15 - 17/12/2023 tại thủ
đô Hà Nội. Đại hội là đợt sinh hoạt chính trị quan trọng, ngày hội lớn của giai
cấp nông dân và cán bộ, hội viên Hội Nông dân Việt Nam. Ban Thường vụ Hội Nông
dân tỉnh yêu cầu Ban Thường vụ Hội Nông dân các huyện, thị xã, thành phố tăng
cường chỉ đạo các cấp Hội làm tốt công tác tuyên truyền với các nội dung như
sau:
1. Tăng cường tuyên truyền các nội dung (đợt 2)
trong Kế hoạch số 134-KH/HNDT ngày 22/11/2022 của Ban Chấp hành Hội Nông dân
tỉnh về “Tuyên truyền Đại hội Hội Nông dân các cấp; Đại hội đại biểu Hội Nông
dân tỉnh Hà Nam lần thứ XI; Đại hội Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm
kỳ 2023 - 2028”.
2. Tuyên truyền Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội
Nông dân tỉnh Hà Nam lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
3. Tích cực viết tin bài tuyên truyền sâu rộng
về Đại hội Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028; các gương điển
hình tiên tiến, các gương người tốt việc tốt trong thực hiện nhiệm vụ công tác
Hội và phong trào nông dân trên các phương tiện thông tin đại chúng; trang
thông tin điện tử Hội Nông dân tỉnh; trong sinh hoạt Chi, Tổ Hội, câu lạc bộ
nông dân; Báo, Đài truyền hình tỉnh, Trung ương và hệ thống loa đài truyền
thanh các cấp.
4. Tuyên truyền nội dung một số khẩu hiệu do
Ban thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam thiết kế (có File gửi kèm); treo bằng băngzon, khẩu hiệu (theo nội dung Công văn số 5287-CV/HNDTWW,
ngày 28/3/2023, của Ban Thường vụ Hội Nông dân Việt Nam).
5. Tổ chức các hoạt động chào mừng như: giao
lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vệ sinh môi trường …; đồng thời lập
thành tích cao nhất chào mừng Đại hội Đại biểu Hội Nông dân Việt Nam lần thứ
VIII.
6. Sau Đại hội Hội Nông dân Việt Nam, tổ chức
tuyên truyền kết quả Đại hội và Nghị quyết Đại hội Hội Nông dân Việt Nam lần
thứ VIII đến 100% các cấp Hội; cán bộ, hội viên nông dân.
Ban
Thường vụ Hội Nông dân tỉnh đề nghị Ban Thường vụ Hội Nông dân các huyện, thị
xã, thành phố nghiêm túc thực hiện, gửi báo cáo kết quả nhanh công tác tuyên
truyền Đại hội VIII Hội Nông dân Việt về Hội Nông dân tỉnh Hà Nam (qua Ban xây dựng Hội) trước ngày 08/12/2023 để tổng hợp báo cáo./.
Nơi
nhận:
- Như
kg
-
Thường trực HND tỉnh (để chỉ đạo)
-
Lưu vp; Ban XDH.
|
TM. BAN THƯỜNG VỤ
CHỦ TỊCH
(Đã ký)
Nguyễn Mạnh Tuấn
|
ĐỀ
CƯƠNG
TUYÊN
TRUYỀN ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM
LẦN
THỨ VIII, NHIỆM KỲ 2023 – 2028
I.
KHÁI QUÁT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN; VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA GIAI
CẤP NÔNG DÂN VIỆT NAM
1.
Sự hình thành và phát triển của Hội Nông dân Việt Nam
- Từ năm 1925 đến năm 1929, các phong trào đấu tranh của
nông dân phát triển rộng khắp với số người tham gia ngày
càng đông tại các tỉnh, thành phố. Trong đấu tranh, giai cấp nông dân
được tôi luyện và dần trưởng thành. Nhiều tổ chức của nông dân
đã hình thành, như hội lợp nhà, hội hiếu hỷ, hội tương tế được nông dân
hoặc các tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập
ra nhằm bảo vệ quyền lợi của nông dân; nhiều vùng nông thôn đã trở
thành “làng Đỏ”.
-
Tháng 10/1930, Hội nghị Trung ương Đảng tại Hương Cảng (Trung Quốc) đã thông
qua Luận cương chính trị trong đó xác định nhiều vấn đề quan trọng đưa cách
mạng Việt Nam tới thắng lợi. Hội nghị đã ra Nghị quyết về Tình hình
hiện tại ở Đông Dương và nhiệm vụ cần kíp của Đảng, trong đó nêu rõ:
“Phải chỉnh đốn Nông hội lại cho có hệ thống theo điều lệ mới và dự bị việc tổ
chức Đông Dương tổng Nông hội. Phải tổ chức đội tự vệ của nông dân”. Hội nghị
đã ra Nghị quyết về việc thành lập Tổng Nông hội Đông Dương (Tên gọi đầu tiên
của Hội Nông dân Việt Nam ngày nay) và thông qua Điều lệ Tổng Nông hội Đông
Dương gồm 8 điều trong đó nêu rõ mục đích: nhằm thống nhất hết thảy Tổng Nông
hội Đông Dương để đấu tranh, bênh vực quyền lợi hàng ngày của nông dân để thực
hiện cách mạng thổ địa.
- Giai
đoạn cách mạng 1931-1935, tổ chức Hội nông dân có tên gọi chung là Nông hội đỏ.
Về nhiệm vụ, ngày 20/3/1931, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị về vấn đề
chỉnh đốn Nông hội đỏ; chỉ thị nêu rõ nhiệm vụ của Nông hội đỏ
là: củng cố khối bần, cố nông, đoàn kết với trung nông, động viên được tầng lớp phú nông và trung nông hăng
hái tham gia mọi công tác cách mạng; rèn luyện vai trò vô sản lãnh
đạo nông thôn; đẩy mạnh tổ chức Nông hội làng; đoàn kết đấu tranh, giương
cao khẩu hiệu: chống sưu thuế, địa tô, chống nạn thất nghiệp, chống khủng bố
trắng, chống cải lương lừa dối, chống chiến tranh.
- Giai
đoạn cách mạng 1936-1939, tổ chức Hội và nông dân đã tích cực tham gia phòng trào đấu tranh đòi
dân sinh, dân chủ. Về tên gọi, tháng 3/1937, Ban Chấp hành Trung ương Đảng
họp và quyết định đổi tên Nông hội đỏ thành Nông hội. Về nhiệm vụ, Nông hội có
nhiệm vụ thu hút đông đảo nông dân đoàn kết đấu tranh đòi cứu tế nạn đói, giảm
tô, giảm tức, cải cách hương thôn, đòi chia lại ruộng đất công, chống sưu cao
thuế nặng, phù thu lạm bổ, chống nạn cướp ruộng đất… Bên cạnh đó, Nông hội các
cấp còn có nhiệm vụ quán triệt chủ trương đường lối của Đảng, vận động, giáo
dục và tổ chức nông dân tại các vùng, miền trong cả nước hăng hái tham gia
phong trào đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ.
-
Giai đoạn cách mạng 1939-1945, tại Hội nghị Trung ương Đảng tháng 5/1941
đã thông qua Chương trình của Mặt trận Việt Minh. Trong đó nêu
rõ: chính sách hiện tại của Đảng là chính sách cứu quốc, cho nên mục đích
của các hội quần chúng cũng xoay về cứu quốc là cốt yếu. Vì vậy: “Nông hội từ
nay gọi là Việt Nam Nông dân cứu quốc Hội”. Tại Điều lệ Việt Nam Nông dân cứu quốc Hội được Hội nghị Trung
ương Đảng tháng 11/1939 thông qua đã nêu rõ: tôn chỉ mục đích, nhiệm vụ chủ yếu
là: Liên hiệp tất cả hết thảy các hạng nông dân yêu nước để bênh vực quyền lợi
hàng ngày cho nông dân và cùng các đoàn thể khác chuẩn bị đánh Pháp, đuổi Nhật
giành lại quyền độc lập cho nước Việt Nam.
- Giai
đoạn cách mạng 1945-1954, Việt Nam Nông dân cứu quốc Hội mới chỉ hình thành và
hoạt động từ cấp tỉnh trở xuống. Đến cuối năm 1949, để tăng cường và kiện
toàn tổ chức cơ sở Hội và thành lập tổ chức Hội ở cấp Trung ương, Hội nghị cán
bộ nông dân toàn quốc lần thứ nhất họp từ ngày 28/11 đến ngày 07/12 năm 1949 đã
nhất trí thành lập Hội Nông dân cứu quốc Trung ương (sau này đổi tên là Ban
Liên lạc nông dân toàn quốc). Về nhiệm vụ trong thời kỳ này, đáp ứng lời
kêu gọi của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nông dân cả nước đã đoàn
kết, hăng hái tham gia thực hiện cùng một lúc 2 nhiệm vụ chiến lược là “Kháng
chiến” và “Kiến quốc”:
- Giai
đoạn cách mạng 1954-1975, ở giai đoạn này, nông dân và tổ chức của mình đã
tích cực thực hiện xây dựng xã hội chủ nghĩa (ở miền Bắc) và đấu tranh chống
Mỹ thống nhất Đất nước (ở miền Nam). Ở miền Nam, tổ chức Hội có
tên gọi là Hội Nông dân giải phóng. Đây là hạt nhân chính trị của phong
trào và tổ chức nông dân đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc.
Về nhiệm vụ, hòa chung cùng nhân dân cả nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng,
giai cấp nông dân Việt Nam và tổ chức của nông dân Việt Nam phải cùng một lúc
thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu
tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Trong giai đoạn cách mạng 1975-1986, ngày 25/6/1979 Ban Bí
thư Trung ương Đảng đã ra quyết định tách Ban trù bị Đại hội đại biểu
nông dân tập thể Trung ương thành một cơ quan riêng (trước đây nằm trong Ban
Nông nghiệp Trung ương), thuộc hệ thống các đoàn thể quần chúng,
đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Bí thư. Sau đó, Bộ Chính trị đã
quyết định thành lập tổ chức thống nhất của nông dân trong cả
nước với hệ thống tổ chức từ Trung ương đến cơ
sở và lấy tên là Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam. Về nhiệm
vụ, trong Quyết định của Bộ Chính trị về việc thành lập tổ chức thống nhất của
nông dân lao động cả nước đã nêu rõ chức năng, nhiệm vụ của Hội là: Tập hợp
đoàn kết rộng rãi nông dân lao động, giáo dục vận động nông dân thực hiện các
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, hoàn thiện quan hệ sản
xuất xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp
ở miền Nam…
- Từ năm 1986 đến nay, là giai đoạn nông dân và tổ
chức của mình cùng nhân dân cả nước tập trung thực
hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, góp phần đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và phát triển đất
nước. Về tên gọi, ngày 01/3/1988, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Quyết định
số 42-QĐ/TW đổi tên Hội Liên Hiệp nông dân tập thể Việt Nam thành Hội Nông dân
Việt Nam và tên gọi này được giữ nguyên cho đến nay.
2. Vị
trí, vai trò của giai cấp nông dân trong cách mạng dân tộc, dân chủ nhân
dân ở Việt Nam
-
Trong cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng,
chính giai cấp nông dân và chủ yếu cũng là nông dân đã cùng với các
giai cấp khác đấu tranh giành và bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ độc lập dân
tộc và giang sơn đất nước. Trong những năm tháng lầm than của cả dân tộc,
nhân dân ta “một cổ ba tròng”, thì phong trào yêu nước của nông dân là “bà đỡ”
cho phong trào công nhân phát triển và là điều kiện thúc đẩy cho Đảng ra đời.
-
Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hơn 80% lực lượng
chiến đấu, phục vụ chiến đấu và hy sinh trên chiến trường là nông dân. Địa bàn
nông thôn là căn cứ địa của 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Có thể nói,
trong những lúc khó khăn nhất, địa bàn nông thôn là chỗ dựa của cách mạng,
là nơi bảo vệ, chở che cái nôi cách mạng; giai cấp nông dân là lực lượng bảo vệ
Đảng, chính quyền nhân dân còn non trẻ và những lúc khó khăn nhất, Đảng, chính
quyền đã dựa vào nông dân.
-
Tại Đại hội lần thứ III của Đảng, Đảng ta đánh giá vai trò của giai cấp nông
dân trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân là: Cuộc cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân thực chất là cuộc cách mạng của giai cấp nông dân dưới sự lãnh
đạo của Đảng... Đó là đánh giá chính xác nhất, công bằng nhất đối với công lao
của giai cấp nông dân.
3. Vị trí, vai trò của nông dân, nông nghiệp, nông thôn trong công
cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay
-
Giai cấp nông dân và kinh tế nông nghiệp, nông thôn đóng vai trò quan trọng cho
sự ra đời và thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước. Nông nghiệp, nông
thôn và nông dân là 3 nhân tố góp phần quan trọng để đưa đất nước
thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội những năm của thập
niên 1980. Kể từ những năm đầu thập niên 1990, sản phẩm nông nghiệp
nước ta dần dần chiếm lĩnh và khẳng định được vị trí trên thị trường quốc tế,
đặc biệt, xuất khẩu gạo, hạt điều, hạt tiêu, cà phê, thủy sản… nhiều năm liền
đứng tốp đầu trên thị trường thế giới.
-
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, kinh tế nông nghiệp,
nông thôn có vai trò quan trọng, là “trụ đỡ” cho nền kinh tế và
là “tiền đề” cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên các lĩnh vực khác
thành công. Trong đó, giai cấp nông dân đang là chủ lực quân của công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và đang là chủ thể, lực
lượng nòng cốt của cuộc cách mạng xây dựng nông thôn mới. Không có nông thôn
mới thì không có chủ nghĩa xã hội ở nông thôn và không có chủ nghĩa xã hội ở
nông thôn thì chủ nghĩa xã hội ở nước ta mới thành công được một nửa.
-
Ngày nay, trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
tư, khoa học - công nghệ thông minh, trong điều kiện hội nhập quốc
tế sâu rộng, vị trí, vai trò của giai cấp nông dân không hề giảm đi mà vẫn
đóng vai trò quan trọng trong đời sống chính trị - xã hội và sự phát triển bền
vững nền kinh tế của đất nước. Những năm qua, nhờ chủ trương, chính
sách tập trung phát triển nông nghiệp đúng hướng, kịp thời của Đảng
và Nhà nước, nông nghiệp nước ta đã và đang chiếm lĩnh, cạnh tranh
với nhiều quốc gia trên các thị trường thế giới, luôn là một trong 50 nước
xuất khẩu nông sản, hải sản lớn, có kim ngạch xuất khẩu cao, sản phẩm nông
nghiệp có mặt ở nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Thành công
đó trước hết thuộc về giai cấp nông dân.
-
Giai cấp nông dân Việt Nam đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc nâng
cao chất lượng cuộc sống của toàn xã hội và chất lượng nguồn nhân lực lao động
nước ta. Đa số lương thực, thực phẩm tiêu dùng trong xã hội được cung
cấp từ những người nông dân, do nông dân nước ta sản xuất. Mối quan hệ giữa
chất lượng sản phẩm nông nghiệp và chất lượng cuộc sống của dân cư trong xã hội
được quyết định một phần rất lớn từ những người nông dân. Hiện nông dân là
lực lượng đông đảo trong xã hội, chiếm khoảng 49% số hộ ở nông
thôn và hơn 33% lực lượng lao động xã hội. Giai cấp nông dân vẫn là
nguồn cung cấp lao động chủ yếu cho các ngành kinh tế khác. Địa bàn nông thôn
vẫn là thị trường đầy tiềm năng để khai thác các nguồn lực và tiêu thụ sản
phẩm, thu hút đầu tư.
- Tại Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Đảng đã tiếp tục khẳng định: Nông dân với
nông nghiệp, nông thôn là ba thành tố có quan hệ mật thiết, gắn bó, không thể
tách rời; có vai trò, vị trí rất quan
trọng trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là cơ sở, lực lượng
to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến
đổi khí hậu, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo tồn
và phát huy giá trị văn hoá, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc
tế. Nông dân là chủ thể, là trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp,
kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
Trải
qua 93 năm (từ năm 1930 đến nay), dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng
Cộng sản Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam đã hình thành và phát triển không
ngừng. Trong mỗi giai đoạn lịch sử, tổ chức Hội nông dân có tên gọi
và nhiệm vụ khác nhau, phù hợp với nhiệm vụ cách mạng của dân tộc.
Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và kháng chiến chống quân xâm lược, Hội
Nông dân Việt Nam luôn sát cánh cùng với các tổ chức, các lực lượng yêu nước và
cách mạng đấu tranh không ngừng nghỉ vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội. Trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay, Hội Nông
dân Việt Nam là nòng cốt của các phong trào nông dân thi đua lao động sản
xuất, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thông mới, nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn.
II.
CÁC KỲ ĐẠI HỘI CỦA HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM
Đến
nay, Hội Nông dân Việt Nam đã tổ chức thành công 7 kỳ Đại hội đại
biểu toàn quốc:
1- Đại
hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ I (nhiệm kỳ
1988 - 1993)
- Đại hội được tổ chức từ
ngày 28 - 29/3/1988 tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội. Dự đại hội có 613 đại
biểu đại diện cho 11.188.789 cán bộ, hội viên nông
dân. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành gồm 95 đồng chí. Đồng chí Phạm Bái - Ủy viên
Trung ương Đảng được bầu giữ chức Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội Nông
dân Việt Nam.
- Đại hội đã đánh dấu một
mốc son quan trọng trên chặng đường lịch sử vẻ vang gần 6 thập kỷ, mở ra giai
đoạn phát triển mới của phong trào nông dân và Hội Nông dân Việt Nam; từ
đây, một tổ chức chính trị - xã hội rộng rãi của giai cấp nông dân chính thức
được thành lập, có hệ thống tổ chức hoàn chỉnh từ Trung ương đến cơ sở. Sự kiện
quan trọng này một lần nữa khẳng định những quan điểm đúng đắn của Đảng về vị
trí, vai trò của giai cấp nông dân và Hội Nông dân Việt Nam.
2-
Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ II (nhiệm kỳ 1993 -
1998)
- Đại hội được tổ chức từ ngày
15 - 19/11/1993 tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội. Dự đại hội có 600 đại
biểu đại diện cho 7.269.982 cán bộ, hội viên nông dân. Đại hội
đã bầu 77 đồng chí vào Ban Chấp hành. Đồng chí Nguyễn Văn Chính (Chín Cần) - Ủy
viên Trung ương Đảng được bầu lại làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội
Nông dân Việt Nam.
- Đây
là Đại hội “Đổi mới tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động”, là Đại hội của
trí tuệ và niềm tin, nơi hội tụ ý chí và nguyện vọng của giai cấp nông dân
quyết tâm đổi mới và xây dựng Hội Nông dân Việt Nam vững mạnh về mọi mặt. Đại
hội đã xác định phương hướng chung là: Đổi mới tổ chức, nội dung và phương thức
hoạt động cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây
dựng nông thôn mới đáp ứng nhu cầu lợi ích thiết thực của hội viên, nông
dân; xây dựng cơ sở hội vững mạnh về mọi mặt, trở thành lực lượng nòng cốt của
phong trào nông dân phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới.
3-
Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ III (nhiệm kỳ 1998 -
2003)
- Đại
hội được tổ chức từ ngày 17 - 20/11/1998 tại Cung Văn hóa Hữu nghị,
Hà Nội. Dự đại hội có 700 đại biểu đại diện cho 7.215.544 cán
bộ, hội viên nông dân. Đại hội đã bầu 114 Ủy viên Ban Chấp hành. Đồng
chí Nguyễn Đức Triều - Ủy viên Trung ương Đảng được bầu lại giữ chức Chủ tịch
Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.
- Đại
hội đã khẳng định quyết tâm tiếp tục đổi mới và phát huy mạnh mẽ vai
trò nòng cốt của Hội, tổ chức, động viên giai cấp nông dân phát huy nội lực,
cần kiệm xây dựng đất nước, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn. Đại hội đã đề ra những nhiệm vụ và giải pháp thực hiện
chủ trương của Đảng về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn; đồng thời tiếp tục đổi mới và phát huy mạnh mẽ vai trò nòng cốt của
Hội, tổ chức, động viên giai cấp nông dân phát huy nội lực, cần kiệm xây dựng
đất nước, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
4-
Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ IV (nhiệm kỳ 2003 -
2008)
- Đại
hội được tổ chức từ ngày 22 - 25/11/2003 tại Cung Văn hóa Hữu nghị,
Hà Nội. Dự đại hội có 860 đại biểu đại diện cho 8.173.238 cán
bộ, hội viên nông dân. Đại hội đã bầu 120 Ủy viên Ban Chấp hành. Đồng
chí Vũ Ngọc Kỳ - Ủy viên Trung ương Đảng được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành
Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.
- Đại
hội có chủ đề là “Đoàn kết - Đổi mới - Dân chủ - Phát triển”. Đại hội đã
xác định phương hướng là: xây dựng Hội Nông dân Việt Nam vững mạnh về mọi
mặt, là trung tâm, nòng cốt trong phong trào nông dân và công cuộc xây dựng
nông thôn mới; nâng cao vai trò đại diện của giai cấp nông dân tham gia xây
dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, đi đầu trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, vì mục tiêu “Dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
5-
Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ V (nhiệm kỳ 2008 -
2013)
- Đại
hội được tổ chức từ ngày 22 - 25/12/2008 tại Trung tâm Hội nghị
Quốc gia, Mỹ Đình, Hà Nội. Dự đại hội có 1.175 đại biểu đại diện cho
9.563.577 cán bộ, hội viên nông dân. Đại hội đã bầu 124 Ủy viên
Ban Chấp hành. Đồng chí Nguyễn Quốc Cường - Ủy viên Trung ương Đảng tái
đắc cử giữ chức Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.
- Chủ
đề của Đại hội là: “Đoàn kết - Đổi mới - Hội nhập - Phát triển”. Đại hội
đã xác định phương hướng là: “Đoàn kết, năng động, sáng tạo, xây dựng giai cấp
nông dân vững mạnh, là chủ thể trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông
thôn; Hội nông dân vững về chính trị, mạnh về tổ chức, thống nhất về hành động,
là trung tâm và nòng cốt trong phong trào nông dân, góp phần vào công cuộc xây
dựng nông thôn mới trong thời kỳ đất nước đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; tham gia có hiệu quả vào công
tác xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh và khối đại đoàn kết dân tộc. Nâng cao
vai trò đại diện giai cấp nông dân; chăm lo nâng cao đời sống, bảo vệ lợi
ích hợp pháp của hội viên, nông dân, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
6-
Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VI (nhiệm kỳ 2013 -
2018)
- Đại
hội được tổ chức từ ngày 30/6 - 03/7/2013 tại Trung tâm Hội nghị Quốc
gia, Mỹ Đình-Hà Nội. Dự đại hội có 1.169 đại biểu đại diện cho
9.913.432 cán bộ, hội viên nông dân. Đại hội đã bầu 122 Ủy viên Ban
Chấp hành. Đồng chí Nguyễn Quốc Cường - Ủy viên Trung ương Đảng được tái cử giữ
chức Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.
- Đây
là Đại hội của tinh thần: “Đoàn kết - Đổi mới - Chủ động -
Hội nhập - Phát triển bền vững”. Đại hội đã xác định phương hướng
là: phát huy vai trò trung tâm và nòng cốt cho phong trào nông dân và công
cuộc xây dựng nông thôn mới; đổi mới mạnh mẽ phương thức hoạt động theo hướng
kết hợp chặt chẽ công tác tập hợp, tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân,
tham gia xây dựng cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân, nông
thôn; giám sát, phản biện xã hội và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước với đẩy mạnh hợp tác tăng cường các hoạt
động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ và dạy nghề, đáp ứng nhu cầu và lợi ích thiết thực
của hội viên, nông dân. Trực tiếp và phối hợp thực hiện có hiệu quả các chương
trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội ở nông thôn.
7-
Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VII (nhiệm kỳ 2018 -
2023)
- Đại
hội được tổ chức từ ngày 11 - 13/12/2018 tại Trung tâm Hội nghị Quốc
gia, Mỹ Đình - Hà Nội. Dự đại hội có 999 đại biểu đại diện cho
trên 10,2 triệu cán bộ, hội viên nông dân. Đại hội đã bầu 119 uỷ viên Ban Chấp
hành. Đồng chí Thào Xuân Sùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch BCH Trung
ương Hội Nông dân Việt Nam khoá VI tái đắc cử giữ chức Chủ tịch
BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khoá VII (nhiệm kỳ 2018- 2023).
-
Đại hội với tinh thần “Dân chủ - Đoàn kết - Đổi mới - Hội nhập - Phát
triển” đã xác định phương hướng của nhiệm kỳ là: “Xây dựng Hội Nông
dân Việt Nam trong sạch, vững mạnh, phát huy vai trò của Hội và giai cấp
nông dân trong phát triển nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông
thôn văn minh, hiện đại”. Đổi mới, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả các hoạt động
dịch vụ, tư vấn, đào tạo nghề hỗ trợ nông dân và Phong trào “Nông dân thi đua
sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”.
Xây dựng đội ngũ cán bộ Hội có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình
độ, năng lực công tác tốt. Phát triển và nâng cao chất lượng hội viên, phấn đấu
hình thành thế hệ người nông dân mới có năng lực quản lý, kỹ năng sản xuất
chuyên nghiệp và từng bước trí thức hóa nông dân.
III.
MỘT SỐ KẾT QUẢ NỔI BẬT TRONG CÔNG TÁC HỘI VÀ PHONG TRÀO NÔNG DÂN NHIỆM KỲ
2018 - 2023
1-
Xây dựng tổ chức Hội và giai cấp nông dân Việt Nam vững mạnh
-
Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng: các cấp Hội chú
trọng đổi
mới nội dung với nhiều hình thức phong phú, đa dạng ngày
càng thiết thực, hấp dẫn. Trọng tâm tuyên truyền nghị quyết đại hội đảng bộ
các cấp và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; Nghị quyết Hội nghị lần thứ
năm BCH Trung ương Đảng khóa XIII; các chủ trương, chính sách, pháp luật về
nông nghiệp, nông dân, nông thôn; kết quả triển khai Kết luận số 01-KL/TW ngày
18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ
Chính trị khóa XII về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh, gắn với thực hiện Kết
luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 về đẩy mạnh xây dựng Đảng và hệ thống chính
trị; các phong trào thi đua yêu nước, gương
“người tốt, việc tốt”, các mô hình điển hình, tiên tiến... đã góp
phần nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, khơi dậy truyền thống
yêu nước, cách mạng, ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên của hội
viên, nông dân; tạo sự đồng thuận xã
hội, củng cố vững chắc niềm tin của nông dân với Đảng và Nhà nước.
-
Công tác xây dựng, củng cố tổ chức Hội: các cấp Hội đổi mới, sắp xếp, củng
cố, xây dựng tổ chức bộ máy và cán bộ tinh gọn, hoạt động hiệu quả. BCH Trung
ương Hội khóa VII đã ban hành và tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả 03
nghị quyết về xây dựng tổ chức Hội Nông dân Việt Nam trong sạch, vững mạnh:
Nghị quyết số 04-NQ/HNDTW ngày 05/8/2019 về đẩy mạnh xây dựng Chi Hội Nông dân
nghề nghiệp, Tổ Hội Nông dân nghề nghiệp; Nghị quyết số 05-NQ/HNDTW ngày
05/8/2019 về tăng cường công tác phát triển, quản lý và nâng cao chất lượng hội
viên Hội Nông dân Việt Nam; Nghị quyết số 06-NQ/HNDTW ngày 05/8/2019 của về
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội Nông dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu, nhiệm
vụ trong tình hình mới. Qua đó, chất lượng cán bộ Hội các cấp được nâng
lên, ngày càng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình
mới; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động cơ sở Hội và chi
Hội, số cơ sở Hội khá và vững mạnh đạt vượt so với chỉ tiêu Đại
hội VII. Việc đổi mới nội dung, phương thức vận động, mở rộng đối
tượng kết nạp vào Hội thông qua xây dựng các chi hội nghề nghiệp, tổ hội nghề
nghiệp đã thu hút đa dạng thành phần nông dân tham gia tổ chức Hội, chất
lượng hội viên được nâng lên, gắn bó chặt chẽ hơn với Hội; số hội viên của Hội
hiện đạt hơn 10,2 triệu hội viên.
-
Công tác kiểm tra, giám sát: được
tăng cường, thực hiện nghiêm túc, đúng quy định từ Trung ương đến cơ sở; các
cấp Hội đã chú trọng kiểm tra chuyên đề, phát huy vai trò Ủy ban Kiểm tra các
cấp, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác, nhất là kiểm tra, giám sát cơ sở
Hội. Qua kiểm tra, giám sát đã kịp thời phát hiện, chấn chỉnh
thiếu sót, ngăn chặn và hạn chế tiêu cực, sai phạm, tháo gỡ khó
khăn, vướng mắc; kịp thời động viên, khuyến khích, phát huy các nhân
tố mới, nâng cao hiệu quả hoạt động, kỷ luật, kỷ cương của các cấp Hội,
bảo đảm việc chấp hành nghiêm Điều lệ, Nghị quyết, quy định của Hội và thực
hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
-
Công tác thi đua, khen thưởng được đổi mới. Các cấp Hội đã chú
trọng phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết, biểu dương, khen thưởng và nhân
rộng điển hình tiên tiến, các mô hình mới, cách làm hay, sáng tạo,
những gương người tốt, việc tốt trong các phong trào thi đua của Hội,
tạo sức lan tỏa rộng rãi trong cán bộ, hội viên, nông dân. Công tác khen thưởng được các cấp Hội thực hiện
kịp thời, chính xác, công khai, minh bạch; coi trọng thành tích
sáng tạo trong lao động, sản xuất; chú trọng khen thưởng đối với cơ
sở Hội, cán bộ chi Hội, tổ Hội, hội viên nông dân, cán bộ Hội có thành tích
tiêu biểu, xuất sắc.
2-
Vận động nông dân tham gia phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đô
thị văn minh và giảm nghèo bền vững
-
Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau
làm giàu và giảm nghèo bền vững” được Hội phát động triển khai đã trở
thành tâm điểm trong đời sống kinh tế, xã hội ở nông thôn. Phong trào ngày càng
xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, nhiều nông dân đạt danh hiệu nông dân
sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, có mức thu nhập cao; hằng năm bình quân có
trên 6,2 triệu hộ đăng ký, trong đó có trên 3,6 triệu hộ đạt danh hiệu nông
dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Trong 5 năm qua, các hộ nông dân sản
xuất, kinh doanh giỏi các cấp đã giúp trên 815.000 lượt hộ nghèo, hộ
có hoàn cảnh khó khăn về cây, con giống, vật tư nông nghiệp, hướng dẫn
kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm... trị giá trên 6.720 tỷ đồng; trên 108.000
hộ nông dân thoát nghèo và đang vươn lên làm giàu.
-
Tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, dịch vụ, dạy nghề
cho nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh: Trong nhiệm kỳ, Quỹ Hỗ trợ nông dân tiếp tục tăng trưởng đạt
1.761,2 tỷ đồng, bình quân mỗi năm tăng 11,5%, nâng tổng nguồn vốn quỹ toàn
hệ thống Hội đạt 4.827 tỷ đồng. Các cấp Hội đã tích cực tín chấp hỗ trợ hàng
triệu nông dân vay vốn đạt trên 170 nghìn tỷ đồng để đầu tư sản xuất, kinh
doanh, góp phần hạn chế nạn cho vay nặng lãi, tín dụng đen, giữ vững an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nông thôn.
Công tác đào tạo nghề cho nông dân được các cấp Hội chú trọng với
nhiều mô hình và hình thức đào tạo phù hợp thu hút nhiều lao động trẻ tham
gia. Hằng năm, trực tiếp, phối hợp đào tạo nghề cho trên 110 nghìn nông dân,
trên 80% có việc làm, thu nhập ổn định; tư vấn, giới thiệu việc làm cho trên 20
nghìn nông dân.
Các cấp Hội phối hợp tổ chức
tập huấn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao trong sản xuất nông
nghiệp cho trên 11,8 triệu lượt hội viên; hỗ trợ, hướng dẫn nông dân xây
dựng thành công 12.927 mô hình kinh tế điểm. Phối hợp với các ngành chức năng
xây dựng và duy trì 5.363 mô hình “Hội Nông dân tham gia tiếp công dân, giải
quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân gắn với thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
và tham gia giám sát, phản biện xã hội” và 6.068 Câu lạc bộ “Nông dân với pháp
luật”.
-
Trong vận động, hướng dẫn, hỗ trợ nông dân tham gia phát triển các hình thức
kinh tế tập thể trong nông nghiệp, đã ban hành Nghị quyết về “Hội Nông dân Việt Nam tham gia
phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2020 - 2025”;
các cấp Hội đã phối hợp tổ chức đào tạo, hỗ trợ, tư vấn, hướng
dẫn thành lập 10.561 mô hình kinh tế tập thể hoạt động hiệu quả.
Phong trào “Cả nước chung sức xây
dựng nông thôn mới”, Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn
mới, đô thị văn minh” được các cấp Hội triển khai hiệu quả, thiết thực; bình
quân hằng năm hội viên, nông dân hiến hàng trăm héc ta đất, đóng
góp hàng nghìn tỷ đồng, trên 3 triệu ngày công lao động, sửa
chữa, bê tông hóa trên 36 nghìn km đường giao thông nông
thôn; kiên cố hóa, sửa chữa trên 27 nghìn km kênh mương…, đóng
góp lớn vào công cuộc xây dựng nông thôn mới.
Các cấp Hội đã tích cực tuyên
truyền, vận động, hỗ trợ nông dân thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn
mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; tham gia xây dựng gia
đình văn hóa, thôn, ấp, bản, làng, xã văn hóa, giữ gìn và phát huy giá trị
truyền thống văn hóa tốt đẹp, thực hiện nếp sống văn hóa, xóa bỏ các hủ tục lạc
hậu, mê tín, dị đoan ở khu vực nông thôn; tích cực tuyên truyền, vận động cán
bộ, hội viên, nông dân thực hiện nhiệm vụ xây dựng cảnh quan, bảo vệ môi trường
nông thôn, đã xây dựng được 34.004 mô hình bảo vệ môi trường nông thôn và
thích ứng với biến đổi khí hậu.
3-
Tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh và phát huy khối đại
đoàn kết toàn dân tộc
- Chủ động tổ chức, hướng dẫn cho nông dân tích cực tham gia giám
sát và phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, chính quyền theo Quyết định số
217-QĐ/TW, 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị; tích cực tham gia công
tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; bồi dưỡng, giới thiệu cho các cấp
ủy kết nạp được 33.926 hội viên nông dân ưu tú vào Đảng; tuyên truyền, vận
động nông dân tham gia cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV, HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021
- 2026; tổ chức lấy ý kiến đóng góp của cán bộ, hội viên, nông dân tham
gia góp ý xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật, nhất là Luật Đất
đai (sửa đổi), Luật Hợp tác xã (sửa đổi); thường xuyên nắm bắt tâm tư nguyện
vọng, ý kiến của hội viên, nông dân, kịp thời phản ánh với cấp
ủy, chính quyền cùng cấp để giải quyết, đề xuất các chủ trương, chính
sách mới, phát huy vai trò là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với nông
dân, góp phần xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh.
- Trung ương Hội tổ chức thành công 04 Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối
thoại với nông dân, Hội Nông dân cấp tỉnh đã tổ chức 149 cuộc đối thoại, Hội
Nông dân cấp huyện tổ chức 2.081 cuộc đối thoại giữa cấp ủy, chính quyền cùng
cấp với nông dân để kịp thời có những giải pháp, chính sách tháo gỡ vướng mắc,
khó khăn cho nông dân, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh. Tuyên tuyền,
vận động hội viên nông dân tích cực tham gia các phong trào, các cuộc vận
động ở địa phương, thực hiện dân chủ ở cơ sở, tham gia “Ngày hội đại đoàn kết
toàn dân tộc”, góp phần tăng cường và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết
toàn dân tộc.
4-
Thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh
- Các cấp Hội tăng cường phối hợp với chính quyền, công an,
quân đội tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức về nhiệm vụ quốc
phòng, an ninh cho hội viên, nông dân; phối hợp với Bộ đội Biên phòng tổ chức tuần tra bảo vệ
đường biên, mốc giới; cung cấp thông tin, tố giác tội phạm với các lực lượng
chức năng, xây dựng và duy trì “Điểm sáng vùng biên” góp phần bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực
biên giới; vận động ngư dân tích cực bám
biển sản xuất gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
- Vận
động, hướng dẫn cơ sở Hội xây dựng và duy trì 12.263 mô hình tự quản về an ninh trật tự; phối hợp triển khai thực hiện các chính
sách hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất gắn với củng cố quốc phòng, an
ninh ở vùng biên giới, hải đảo, xây dựng tình đoàn kết quân dân, góp
phần giữ vững ổn định, bảo đảm an ninh trật tự ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
5-
Công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế được mở rộng và tăng cường
- Công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại nhân
dân được đẩy mạnh, trọng tâm là thông tin, tuyên truyền về chủ trương, chính sách đối
ngoại, thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước; giới thiệu, quảng bá về văn
hóa, đất nước, con người, nông sản hàng hóa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc
tế, đã góp phần hiệu quả vào đẩy mạnh hoạt động đối ngoại nhân dân theo chủ
trương của Đảng, Nhà nước.
-
Sau 10 năm là quan sát viên, Hội Nông dân Việt Nam đã trở thành thành viên
chính thức của Tổ chức Nông dân thế giới (WFO); hiện đang duy trì quan hệ
hữu nghị, hợp tác với 76 đối tác song phương và đa phương; tích cực tham
gia, phối hợp với các đối tác, tổ chức quốc tế; vận động được 276,86 tỷ đồng
để triển khai các chương trình, dự
án hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống của nông dân.
-
Các cấp Hội tích cực tổ chức cho cán bộ, hội viên nông dân đi thăm quan, nghiên
cứu, học tập ở nước ngoài; thăm quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm sản
xuất, kinh doanh giữa các địa bàn trong nước… qua đó đẩy mạnh quảng bá nông sản
đặc trưng giữa các vùng miền trong nước và với bạn bè quốc tế. Trung ương
và các cấp Hội phối hợp với các đối tác, tổ chức quốc tế tổ chức được 174 hội
nghị, hội thảo, diễn đàn mời các chuyên gia, nông dân giỏi, các doanh nhân
thành đạt của các nước đến trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm cho cán bộ, hội viên
nông dân.
IV.
DỰ KIẾN PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM TRONG NHIỆM
KỲ 2023-2028
Đại
hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ
2023-2028 dự kiến sẽ được tổ chức trọng thể trong 03 ngày
từ 15/12 đến 17/12/2023 tại Thủ đô Hà Nội, với sự tham dự
của 1000 đại biểu đại diện cho hơn 10 triệu cán bộ, hội viên
nông dân cả nước. Tại Đại hội lần này, bên cạnh việc thảo luận quyết định
phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ cho cả nhiệm kỳ, Đại hội sẽ bầu ra Ban Chấp
hành nhiệm kỳ 2023-2028.
Đại
hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ
2023 - 2028 là sự kiện chính trị quan trọng của giai cấp nông dân và
tổ chức Hội Nông dân Việt Nam; là cơ hội để đẩy mạnh công tác xây
dựng Hội nông dân các cấp, xây dựng giai cấp nông dân vững mạnh; phát huy
vai trò to lớn của nông dân tham gia phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc
phòng, an ninh, nhất là trong xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông
thôn. Công tác tuyên truyền cần được đẩy mạnh, tạo ảnh hưởng sâu rộng
trong cán bộ, hội viên, nông dân và nhân dân cả nước; tạo động lực triển khai
thực hiện hiệu quả phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ tới.
1. Về phương hướng
Đại
hội lần
thứ VIII Hội Nông dân Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 với
tinh thần “Đoàn kết - Dân chủ - Sáng
tạo - Hợp tác - Phát triển” xác định phương hướng chung
của nhiệm kỳ là: Xây dựng Hội Nông dân Việt Nam và giai cấp nông dân Việt Nam vững mạnh;
khơi dậy khát vọng, phát huy vai trò chủ thể, trung tâm của nông dân trong phát
triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục đổi mới
mạnh mẽ, toàn diện, đồng bộ nội dung, phương thức hoạt động Hội; tuyên truyền,
vận động hội viên, nông dân tích cực tham gia phát triển nông nghiệp, kinh tế
nông thôn, xây dựng nông thôn mới gắn với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa
nông thôn; tổ chức có hiệu quả các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân
phát triển sản xuất, kinh doanh; nâng cao hiệu quả giám sát, phản biện xã hội;
tích cực tham gia thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, trực tiếp thực
hiện một số chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn nông thôn;
tham gia xây dựng “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn
minh”, góp phần phát triển nhanh và bền vững đất nước.
2. Về mục tiêu
- Xây dựng Hội Nông dân Việt Nam trong sạch, vững mạnh, hoạt động
hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; xây dựng đội ngũ cán bộ
Hội các cấp đủ phẩm chất, năng lực, tâm huyết, tận tụy phục vụ nông dân; phát
triển và nâng cao chất lượng hội viên, xây dựng và củng cố cơ sở Hội vững mạnh.
-
Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp, đoàn kết
nông dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân; đẩy mạnh các hoạt
động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh gắn với
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, nông dân, nâng cao
năng lực làm chủ của nông dân.
-
Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả các phong trào nông dân; đẩy mạnh phong
trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu
và giảm nghèo bền vững” gắn với hỗ trợ nông dân khởi nghiệp, phát triển các mô
hình liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị, các mô hình kinh tế tập thể, tổ hợp
tác, hợp tác xã.
-
Xây dựng người nông dân văn minh, nâng cao kiến thức, trình độ, kỹ năng sản
xuất, kinh doanh, năng lực đổi mới sáng tạo, ý thức trách nhiệm xã hội, tôn
trọng pháp luật và nếp sống văn minh cho nông dân; khơi dậy ý chí, tự lực, tự
cường, khát vọng vươn lên, phát huy vai trò chủ thể, trung tâm của nông dân
tham gia phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới.
-
Nâng cao chất lượng hoạt động tham gia giám sát, phản biện xã hội, phát huy sức
mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đẩy mạnh hợp tác quốc tế và hoạt động đối
ngoại nhân dân.
* Một số chỉ tiêu chủ yếu đề ra trong nhiệm
kỳ:
- 100%
cán bộ, hội viên được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của Hội.
- Phấn
đấu 100% cán bộ Hội chuyên trách các cấp và Chi hội trưởng được trang bị kiến
thức về nông nghiệp, kinh tế nông thôn, nghiệp vụ công tác Hội.
- Kết
nạp từ 1,0 triệu hội viên mới trở lên.
-
Thành lập mới 15.000 tổ Hội Nông dân nghề nghiệp, 3.000 chi Hội Nông dân nghề
nghiệp.
- Trực
tiếp, phối hợp đào tạo, bồi dưỡng nghề cho 1,2 triệu hội viên trở lên.
- Hằng
năm có từ 60% số hộ nông dân trở lên đăng ký phấn đấu và có từ 50% số hộ đăng
ký trở lên đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp.
- Có
từ 30% số hội viên trở lên tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã.
- Hỗ
trợ thành lập mới 5.000 tổ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp và 1.000 hợp tác
xã nông nghiệp.
- 100%
hộ hội viên sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản cam kết đảm bảo an toàn thực
phẩm.
- Tăng
trưởng quỹ hỗ trợ nông dân bình quân từ 10%/năm trở lên, trong đó 2% là vận
động từ nguồn ngoài ngân sách.
- 100%
cơ sở Hội xây dựng được mô hình về bảo vệ môi trường và thích
ứng với biến đổi khí hậu.
3. Nhiệm vụ và giải pháp
(1)
Xây dựng Hội Nông dân Việt Nam vững mạnh.
(2)
Xây dựng người nông dân Việt Nam văn minh, phát triển toàn diện.
(3)
Phát huy vai trò chủ thể, trung tâm của nông dân trong phát triển nông nghiệp,
kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
(4)
Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất,
kinh doanh.
(5)
Tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền vững mạnh và phát huy sức mạnh của
khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
(6)
Tham gia bảo đảm quốc phòng, an ninh; đẩy mạnh hợp tác quốc tế và hoạt động đối
ngoại nhân dân.
* Các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá
(1)
Đổi mới mạnh mẽ phương thức tập hợp, đoàn kết nông dân.
(2)
Tích cực tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp.
(3)
Đẩy mạnh hỗ trợ nông dân ứng dụng công nghệ thông tin để tham gia chuyển đổi
số.
BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG - TW HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM