Hướng dẫn đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với cán bộ, hội viên nông dân năm 2021

HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM

BCH HND TỈNH HÀ NAM

*

Số:   23 - HD/HNDT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Hà Nam, ngày  12  tháng 3 năm 2021

 

HƯỚNG DẪN

Đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy,

chính quyền với cán bộ, hội viên nông dân năm 2021

 

Thực hiện Quyết định 218-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị; Hướng dẫn số 26-HD/TU, ngày 03/4/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân,

Thực hiện chương trình công tác năm 2021 của Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh Hà Nam; Kế hoạch số  66 -KH/HNDT, ngày 27/01/2021 của Ban thường vụ Hội Nông dân tỉnh “Về thực hiện công tác giám sát và phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền năm 2021”. Ban thường vụ Hội Nông dân tỉnh xây dựng Hướng dẫn đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với cán bộ, hội viên nông dân năm 2021 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Hội nghị đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp với cán bộ, hội viên nông dân năm 2021 là dịp để cán bộ, hội viên nông dân các cấp nắm bắt được chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, cơ chế của tỉnh liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn; đồng thời, phát huy dân chủ và trách nhiệm của tổ chức Hội trong việc tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính trong sạch vững mạnh.

- Thông qua đối thoại giúp cán bộ, hội viên nông dân có điều kiện được bày tỏ những tâm tư nguyện vọng, phản ánh, đề xuất kiến nghị những vấn đề cần quan tâm đến cấp ủy, chính quyền; qua đó, cấp ủy, chính quyền kịp thời chỉ đạo, giải đáp và có những cơ chế, chính sách phù hợp.

2. Yêu cầu

- Việc  đối thoại được tổ chức với phương châm dân chủ, công khai, an toàn, thiết thực và hiệu quả; bảo đảm tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, hội viên nông dân được tự nguyện, bình đẳng, công khai tham gia đóng góp ý kiến, phát biểu và nêu các kiến nghị, đề xuất trực tiếp đối với các cơ quan, đơn vị và người đứng đầu các cơ quan đơn vị trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ.

- Chương trình, nội dung trao đổi phải được tổ chức chặt chẽ, đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của cán bộ, hội viên nông dân và thực trạng tình hình công tác hội và phong trào nông dân hiện nay.

- Các ý kiến góp ý trong đối thoại phải được tập hợp đầy đủ, trung thực; bảo đảm sự phối hợp trong xử lý, tiếp thu ý kiến góp ý của các tổ chức, cá nhân trên tinh thần thật sự cầu thị, nghiêm túc. Các cá nhân, cơ quan, đơn vị chức năng khi được giao nhiệm vụ chuẩn bị trả lời ý kiến của cán bộ, hội viên nông dân cần tập trung nghiên cứu, trả lời trọng tâm vào vấn đề chính, đảm bảo ngắn gọn, dễ hiểu, có căn cứ rõ ràng.

- Không lợi dụng việc đối thoại để nói và làm trái các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước hoặc đưa ra những thông tin không có căn cứ làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của tổ chức, cá nhân.

II. NỘI DUNG ĐỐI THOẠI

1. Nhóm vấn đề về chế độ chính sách đối với cán bộ hội

Kinh phí hoạt động của hội cấp cơ sở; Phụ cấp cho Chi hội trưởng.

2 Nhóm vấn đề về tham gia phát triển kinh tế - xã hội 

- Công tác đền bù giải phóng mặt bằng; vấn đề chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi; thương hiệu sản phẩm nông nghiệp; bảo vệ môi trường nông thôn…

- Vấn đề quản lý sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp; liên kết thu mua sản phẩm đầu ra cho nông dân; thực hiện chính sách hỗ trợ nông dân vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh…

- Công tác bảo đảm an toàn giao thông; công tác bảo vệ môi trường…

3. Nhóm vấn đề thực hiện chính sách, pháp luật về quyền và nghĩa vụ của nông dân trên một số lĩnh vực

- Việc thực hiện chính sách đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn, các chính sách an sinh xã hội liên quan đến nông dân.

III. CHƯƠNG TRÌNH ĐỐI THOẠI

1. Chủ trì hội nghị: Thường trực cấp ủy.

2. Thư ký:  Văn phòng cấp ủy.

3. Chương trình:

3. Lãnh đạo Văn phòng cấp ủy tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu; thông qua chương trình đối thoại.

- Đồng chí Bí thư cấp ủy thông báo khái quát về kết quả công tác xây dựng Đảng, chính quyền; tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, tình hình hoạt động của Hội Nông dân; định hướng nội dung đối thoại.

- Cán bộ, hội viên phát biểu ý kiến góp ý, kiến nghị, đề xuất.

- Đồng chí Bí thư cấp ủy, đồng chí Chủ tịch UBND trực tiếp trả lời hoặc phân công người đứng đầu các ban, ngành, địa phương trả lời giải đáp những ý kiến, kiến nghị, đề xuất của cán bộ, hội viên thuộc thẩm quyền giải quyết.

- Đồng chí Bí thư cấp ủy kết luận, kết thúc chương trình đối thoại.

IV. QUY MÔ, THỜI GIAN

1. Cấp cơ sở

- Số lượng: từ 100-150 người/hội nghị

- Thời gian thực hiện:  ½ ngày (Từ tháng 3-12/2021)

2. Cấp huyện, thành Hội:

- Số lượng: từ 150- 200 người/ hội nghị

- Thời gian:  ½ ngày (hoàn thành trong quý IV/2021)

3. Cấp tỉnh:

- Số lượng: 200 người/hội nghị

- Thời gian: ½ ngày (hoàn thành trong quý IV/2021)

 

V.TRANG TRÍ, KHÁNH TIẾT

1.Tít chữ

ĐẢNG ỦY ……..; HOẶC HUYỆN, THỊ, THÀNH  ỦY …………

………………..

 

HỘI NGHỊ ĐỐI THOẠI

GIỮA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CẤP ỦY, CHÍNH QUYỀN VỚI CÁN BỘ, HỘI VIÊN NÔNG DÂN ..……… NĂM 2021

                          ……….., ngày…….. tháng……...năm 2021

2. Trang trí

- Bàn làm việc của người chủ trì kê trên sân khấu Hội trường, có biển hiệu ghi rõ họ, tên và chức danh người chủ trì.

- Bàn làm việc của thư ký kê bên trái dưới sân khấu, có ghi biển Bàn thư ký.

VI. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.Thu thập và tổng hợp ý kiến

Hội Nông dân tỉnh hướng dẫn Hội Nông dân các các cấp về nội dung, hình thức lấy ý kiến góp ý, kiến nghị, để xuất và tổng hợp thành nội dung các câu hỏi đối thoại tại các Hội nghị (từ 15-20 câu) báo cáo cấp ủy (qua đơn vị tham mưu của cấp ủy) trước ngày tổ chức Hội nghị 15 ngày (chú ý những vấn đề mà hiện nay cán bộ, hội viên nông dân các địa phương, cơ sở quan tâm, nhất là các vấn đề đã được kiến nghị nhiều lần nhưng chưa giải quyết đứt điểm)

 2. Chọn, mời đại biểu tham dự

- Việc chọn cử đại biểu dự Hội nghị đối thoại phải là người có năng lực trình bày, phát biểu, có tính đại diện, thẳng thắn, nghiêm túc và có tinh thần trách nhiệm xây dựng.

- Là cán bộ, hội viên nông dân: Do Hội Nông dân cấp dưới của cấp tổ chức hội nghị lựa chọn theo phân bổ của cấp tổ chức hội nghị đối thoại.

3. Trả lời ý kiến

- Tại cuộc đối thoại, đồng chí bí thư cấp ủy trực tiếp hoặc ủy quyền trả lời các câu hỏi, những kiến nghị, đề xuất của cán bộ, hội viên nông dân do Hội Nông dân tổng hợp gửi trước.

- Những ý kiến, câu hỏi nêu trực tiếp tại buổi đối thoại sẽ do người chủ trì quyết định việc trả lời hoặc không trả lời tại buổi đối thoại. Lý do không trả lời được thông báo công khai.

- Đối với những đề xuất, kiến nghị vượt thẩm quyền, người chủ trì hội nghị tiếp thu tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Hội Nông dân tỉnh:

- Xây dựng Hướng dẫn tổ chức đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với hội viên nông dân năm 2021;

- Giao cho Ban Xây dựng hội Hội Nông dân tỉnh là đơn vị thường trực, tham mưu, đôn đốc Hội Nông dân các cấp tổ chức hội nghị đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với cán bộ, hội viên nông dân trên địa bàn; Hướng dẫn các huyện, thị, thành hội hàng tháng nắm bắt và tổng hợp các đề xuất, kiến nghị, nguyện vọng của hội viên nông dân gửi về HND tỉnh; Tham mưu ban hành Kế hoạch tổ chức Hội nghị đối thoại cấp tỉnh; Phối hợp tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng;

- Các ban, đơn vị thuộc Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban Xây dựng hội thực hiện tốt các nội dung Hướng dẫn đảm bảo hiệu quả.

2. Hội Nông dân các huyện, thị xã, thành phố:

- Trên cơ sở Hướng dẫn của Hội Nông dân tỉnh, Ban Thường vụ Hội Nông dân các huyện, thị xã, thành phố chủ động tham mưu Ban hành kế hoạch đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với cán bộ, hội viên nông dân; phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện tới các cấp Hội trên địa bàn.

- Chỉ đạo HND các xã, phường, thị trấn hàng tháng nắm bắt và tổng hợp các đề xuất, kiến nghị, nguyện vọng của hội viên nông dân trên đại bàn gửi về HND tỉnh; đồng thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền cơ sở tổ chức cuộc đối thoại với hội viên nông dân trên địa bàn. 

- Tham mưu tổ chức Hội nghị đối thoại của cấp huyện, thị, thành;

- Phối hợp tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Trên đây là Hướng dẫn tổ chức đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với cán bộ, hội viên nông dân Hà Nam năm 2021. Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh yêu cầu Ban Thường vụ HND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch triển khai chỉ đạo các cấp hội trên địa bàn và tham mưu tổ chức đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với cán bộ, hội viên nông dân trên địa bàn; gửi Kế hoạch về Hội Nông dân tỉnh (qua Ban Xây dựng hội) trước ngày 15/3/2021. Định kỳ 6 tháng (trước ngày 15/6), một năm (trước ngày 30/11) tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Ban Thường vụ HND tỉnh (qua Ban Xây dựng hội) để tổng hợp báo cáo Tinh uỷ và TW Hội./.

 

Nơi nhận:

- Ban Kiểm tra, TWHND Việt Nam;

- Ban Tuyên huấn TWHND Việt Nam;

- Văn phòng tỉnh ủy;

- Ban Dân vận tỉnh ủy;

- UB MTTQ tỉnh;

- Các ban, đơn vị HND tỉnh;

- HND các huyện, thị xã, thành phố; 

- Lưu Vt, Ban XDH..

T/M BAN THƯỜNG VỤ

PHÓ CHỦ TỊCH

 

(Đã ký)  

 

Tống Văn Tam

 

Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 7
  • Hôm nay: 170
  • Trong tuần: 3 858
  • Tất cả: 180718
Đăng nhập
 TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP
      HỘI NÔNG DÂN TỈNH HÀ NAM
 
Cơ quan chủ quản: HỘI NÔNG DÂN TỈNH HÀ NAM
Chịu trách nhiệm nội dung: Đ/c: Tạ Văn Đạt - Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Hà Nam
Trụ sở cơ quan: đường Lý thường kiệt, phường Lê Hồng Phong, T.P Phủ Lý.
SĐT:
02263852766
Email: .........