5 sản phẩm của Hà Nam được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam bàn giao hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

5 sản phẩm của Hà Nam được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

bàn giao hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

 

Ngày 26/4/2025 tại tỉnh Hà Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã phối hợp cùng Hội Nông dân tỉnh Hà Nam tổ chức Lễ bàn giao hoạt động hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP cho 3 Cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh. Dự hội nghị có Ông  Nguyễn Tiến Cường, Trưởng Ban Kinh tế - Xã hội - Môi trường Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; ông Trần Kiên - Giám đốc Công ty cổ phần phát triển dược khoa; ông Ngô Văn Toản - phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh; lãnh đạo Hội Nông dân các huyện cùng các đồng chí là chuyên viên, tư vấn viên của TW Hội, HND tỉnh, công ty dược khoa và các chủ thể sản phẩm.

anh tin bai

Hình ảnh tại Lễ bàn giao hỗ trợ sản phẩm OCOP do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp cùng Hội Nông dân tỉnh Hà Nam tổ chức.

Thực hiện Kế hoạch số 175-KH/HNDTW ngày 03/3/2025 của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, với sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban Kinh tế - Xã hội - Môi trường Trung ương Hội và Hội Nông dân tỉnh Hà Nam. Mục tiêu là hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP, góp phần phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương.

Các sản phẩm được hỗ trợ, bàn giao gồm: Rau rút, ớt xiêm (Hợp tác xã sản xuất và dịch vụ nông nghiệp Thanh Hà - xã Đồng Du, huyện Bình Lục); Đông trùng hạ thảo sấy thăng hoa, Đông trùng hạ thảo tươi (Hộ kinh doanh cơ sở sản xuất An Viên - xã Thanh Hương, huyện Thanh Liêm); Bột sắn dây ta Minh Quang (Hộ kinh doanh sắn dây ta Minh Quang - xã Nhân Thịnh, huyện Lý Nhân).

Theo Ông Nguyễn Tiến Cường, Trưởng Ban Kinh tế - Xã hội - Môi trường Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, các nội dung hỗ trợ đã được triển khai đồng bộ và chuyên sâu, ở các khía cạnh quan trọng trong chuỗi giá trị sản phẩm. Cụ thể, các sản phẩm đã được tư vấn khảo sát hiện trạng, xây dựng kế hoạch hoàn thiện, phát triển ý tưởng sản phẩm và xây dựng phương án kinh doanh hiệu quả. Điểm nhấn quan trọng là sự đầu tư vào mẫu mã và bao bì sản phẩm. Từ những bao bì sơ sài, nội dung ghi nhãn chưa đúng quy định và thiếu tính nhận diện thương hiệu ban đầu, các sản phẩm đã thay đổi diện mạo mới với thiết kế bắt mắt, mang đậm bản sắc vùng miền, phù hợp với nhu cầu thị trường và chuẩn in ấn thương mại. Việc xây dựng tiêu chuẩn sản phẩm đã được hoàn thiện, đảm bảo phù hợp với quy định hiện hành. Đặc biệt, hệ thống truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị đã được xây dựng và hoàn thiện, giúp người tiêu dùng có thể dễ dàng truy xuất từng phần và toàn bộ quá trình sản xuất từ vùng trồng, chế biến, đóng gói đến kinh doanh thông qua hệ thống QR code minh bạch. Cùng với đó, việc đăng ký nhãn hiệu cũng đã được hỗ trợ, giúp các sản phẩm xây dựng được thương hiệu riêng, tránh nguy cơ xâm phạm và được bảo hộ độc quyền. Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đã được hoàn thiện với dấu tiếp nhận của Cục Sở hữu trí tuệ.  

Có thể thấy, việc hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã mang lại sự thay đổi rõ nét về nhận diện thương hiệu, hệ thống truy xuất và các thủ tục pháp lý, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm. Sự phối hợp nhiệt tình của các cấp Hội trong tỉnh cũng đã góp phần quan trọng vào thành công của chương trình.

             

                                                        Ban KTXH&HTND - Hội Nông dân tỉnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập